Giá đỗ đã thân quen với người Việt từ rất lâu đời, và thường xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày bởi vị ngon, mát, dễ chịu, cường tráng bởi giàu vitamin, đặc biệt vitamin C, E, khoáng chất, protein…
Theo cách làm cổ điển, giá đỗ thường được làm từ hạt đậu xanh khô. Hạt đậu xanh phải mới, to đều, bóng đẹp và còn nguyên vỏ. Hạt đậu xanh được rửa sạch và ngâm trong nước sạch 1 ngày cho mẩy đều. Sau đó, cho các hạt đậu xanh này vào trong 1 cái lu đất, thường khoảng 50 lít. Dùng phên tre nứa được đan có kẽ hở để trèn miệng lu ngăn các hạt đậu xanh rơi ra ngoài. Bơm nước sạch cho ngập miệng lu, ngâm khoảng 15 phút, rồi lật úp miệng lu xuống cho nước chảy ráo. Tiếp tục lật lu trở lại và thực hiện tương tự cách 6 giờ một lần. Sau khoảng 6 ngày thì giá đỗ được đãi sạch vỏ và được đem đi tiêu thụ. Giá đỗ được làm theo cách này thường có thân ốm và dài.
Ngày nay, quy trình sản xuất giá đỗ được biến tấu rất nhiều với sự góp mặt của các hóa chất độc hại xuất xứ từ Trung Quốc. Với việc sử dụng các hóa chất này sẽ mang lại cho các nhà sản xuất giá đỗ khoản lợi nhuận rất lớn, bởi vì thời gian sản xuất giá đỗ chỉ còn 3 ngày, cọng giá đỗ trắng, mập và ngắn phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và cũng chính vì vậy sẽ tăng sản lượng giá đỗ độc hại lên đáng kể. Tuy nhiên, đằng sau cái lợi to lớn ấy lại ẩn dật những hiểm họa khó lường liên quan đến sức khỏe của cộng đồng, xã hội.
Hiện nay, trước tình hình các vụ ngộ độc thực phẩm trong cả nước ngày càng gia tăng, việc kiểm soát chất lượng càng phải được thực hiện một cách chặt chẽ, nghiêm túc với các biện pháp kết hợp giữa quy định quản lý nhà nước và năng lực kỹ thuật. Từ khi thành lập đến nay, Trung Tâm Dịch Vụ Phân Tích Nghiệm TPHCM (CASE) luôn góp phần không nhỏ trong việc nhận danh, định lượng một cách nhanh chóng và kịp thời các hóa chất độc hại dựa trên đội ngũ nhân viên có trình độ cao và trang thiết bị hiện đại. Năm 2001, CASE đã nhận danh được thành phần hóa chất tăng trưởng được sử dụng trong gia đỗ gồm có các thành phần: p-chlorophenoxyacetic axit và 6-benzylaminopurine được hòa tan trong dung dịch Na2CO3. Dung dịch này được chứa trong lọ thủy tinh và có xuất xứ Trung Quốc. Thời gian gần đây, CASE cũng đã nhận danh thành phần dung dịch đựng trong lọ nhựa xuất xứ Trung Quốc được sử dụng trong tăng trưởng giá đỗ có 6-benzylaminopurine và được hòa tan trong dung dịch Na2CO3 (không phát hiện thấy p-chlorophenoxyacetic acid).
Hợp chất 6-benzylaminopurine thuộc họ cytokinins – là các hợp chất adenines có nhóm thế ở vị trí N6 – hoạt động như hormones thực vật. Chức năng chính là kích thích sự phân bào khi kết hợp với họ auxins (ví dụ như : p-chlorophenoxyacetic axit) và ảnh hưởng trên quá trình phân chia các mô (tạo các cơ quan trên cơ thể). Cả 2 hợp chất này đều không có trong danh mục các hóa chất được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y Tế quy định và cũng không có trong danh mục các thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng được phép sử dụng do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quy định.
Việc sử dụng dung dịch chất tăng trưởng 6-benzylaminopurine bằng cách ngâm trực tiếp với giá đỗ sẽ thẩm thấu sâu vào trong thân của cọng giá. Hợp chất 6-benzylaminopurine chỉ tan tốt trong dung dịch kiềm, kém tan trong nước có pH trung tính hay axit. Vì thế, giá đỗ thành phẩm dù có rửa nhiều lần với nước thông thường cũng không thể rửa sạch được hóa chất 6-benzylaminopurine này. Việc sử dụng bột Soda ash light (có thành phần chính là Na2CO3) ngâm rửa giá đỗ của nhà sản xuất có khả năng là tạo môi trường kiềm để loại bỏ hóa chất ra khỏi sản phẩm. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt thì dư lượng hóa chất tồn dư rất cao và ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
|
Chính sách | |
Chính sách mua hàng | |
Chính sách bảo mật thông tin | |
![]() |
Copyright @ 2012 TÂN PHÁT |
Design by Ninaco .,Ltd |